Một trong những biểu hiện khi cơ thể rối loạn vận động trong giấc ngủ chính là hành vi nghiến răng khi ngủ. Dù đây là một thói quen không thực sự nguy hiểm, thế nhưng nếu kéo dài, chúng có thể dẫn đến một số biến chứng khó lường, đặc biệt là về răng miệng. Nghiến răng khi ngủ ảnh hưởng xấu đến men răng, tạo triệu chứng đau răng, hàm, mặt. Thậm chí, tệ hơn nữa là dẫn đến những căn bệnh đau khớp hàm và cơ hàm mãn tính, rối loạn thái dương hàm.
Nghiến răng ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của nhiều người
Mới đây, trên mạng xã hội đã xuất hiện một bài đăng chia sẻ về vấn đề nghiến răng gây chú ý đặc biệt. Chủ nhân bài viết cho biết, cô thường xuyên nghiến răng "ken két" khi ngủ và sang hôm sau luôn rơi vào tình trạng đau nhức và không thể nhai được đồ ăn. Điều bất ngờ là rất nhiều bạn trẻ bình luận và cho rằng bản thân cũng đang có những dấu hiệu tương tự. Nhiều người đã bỏ qua vì họ nghĩ rằng chúng không quan trọng, cũng không nghĩ việc nghiến răng chính là nguyên nhân gây đau. 
Hậu quả nghiến răng ken két khi ngủ: Rụng răng, biến dạng khớp hàm
Lời tâm sự của một người từng mắc tình trạng nghiến răng khi ngủ. (Ảnh: FBCN)
Hậu quả nghiến răng ken két khi ngủ: Rụng răng, biến dạng khớp hàm
Rất nhiều người trẻ cũng cho rằng mình đã gặp phải tình trạng tương tự nhưng đã phớt lờ. (Ảnh: Screenshot)
Dẫu biết nếu để đến mức phải đau đớn và bị chính căn bệnh này “hành hạ” qua ngày thì đã muộn rồi. Thế nhưng, biết và tìm cách cải thiện nhanh chóng nhất vẫn tốt hơn là không có bất kỳ thông tin gì nhưng vẫn không đi bác sĩ làm cho tình trạng nặng nề hơn.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghiến răng khi ngủ
Theo các chuyên gia, hiện tượng nghiến răng khi ngủ là căn bệnh được tạo ra bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm vật lý, tâm lý, di truyền. Một số yếu tố có thể được kể đến là những cảm xúc lo lắng, stress, căng thẳng, thất vọng,... Đó cũng có thể là do thói quen khi tập trung thường sẽ nghiến răng, chứng ngưng thở khi ngủ,... Ngoài ra, cũng có một số yếu tố khác trong sinh hoạt hàng ngày làm tình trạng này trầm trọng hơn.
Hậu quả nghiến răng ken két khi ngủ: Rụng răng, biến dạng khớp hàm
Nghiến răng khi ngủ là một căn bệnh phổ biến ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. (Ảnh: kknews)
Những đối tượng thường có nguy cơ mắc chứng nghiến răng cao chính là những người thường quá lo lắng, căng thẳng, tình trạng nghiến răng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Yếu tố tuổi tác cũng là một nguyên nhân được kể đến bởi thông thường chứng nghiến răng sẽ gặp phổ biến hơn ở trẻ nhỏ, khi trưởng thành chúng sẽ tự biến mất mà không cần sự can thiệp y khoa. Với những người có cá tính mạnh mẽ, dễ kích động cũng sẽ có nguy cơ mắc chứng nghiến răng nhiều hơn. 
Hậu quả nghiến răng ken két khi ngủ: Rụng răng, biến dạng khớp hàm
Trẻ nhỏ là đối tượng phổ biến nhất dễ mắc phải tình trạng nghiến răng khi ngủ. (Ảnh: schoowell)
Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên dùng thuốc và các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, rượu,..., những tác dụng phụ từ chúng sẽ có thể dẫn đến chứng nghiến răng khi ngủ. Đó cũng có thể là do tính di truyền giữa các thành viên trong gia đình. Chẳng hạn như khi bố bạn gặp tình trạng này thì bạn cũng có thể mắc phải. Một số hội chứng rối loạn tâm thần cũng được nhắc đến như Parkinson, chứng mất trí, trào ngược dạ dày thực quản, động kinh, khủng hoảng ban đêm, hội chứng rối loạn giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ và tăng động/thiếu tập trung.

Hậu quả của việc nghiến răng khi ngủ kéo dài 
- Nhanh già hơn: Nghiến răng thường xuyên có khả năng làm bào mòn răng, kích thước tầng dưới mặt cũng bị giảm. Lúc này da dẻ sẽ dễ chảy xệ hơn, khuôn cơ hàm không được như trước làm bạn trông già dặn hơn bao giờ hết. 
-  Đau cơ: Cơ hàm sẽ bị co thắt, mỏi nhừ nếu như bạn cứ nghiến răng thường xuyên. Tình trạng này nếu không được khắc phục kịp thời có thể dẫn đến cơ hàm bị tổn thương gây đau cơ, đau cổ. 
Hậu quả nghiến răng ken két khi ngủ: Rụng răng, biến dạng khớp hàm
Đau cơ hàm chính là dấu hiệu cho thấy rằng có thể bạn đã mắc phải triệu chứng nghiến răng khi ngủ (Ảnh: Twitter)
- Biến dạng khuôn mặt: Khi cơ hàm hoạt động nhiều chúng sẽ bị phì to lên. Mặt bạn lúc này dễ bị mất cân đối, tạo cảm giác mặt vuông lại. Thậm chí, chúng còn có thể dẫn đến tình trạng rối loạn khớp thái dương - hàm. Mỗi khi bạn há miệng, nhai hay nói chuyện đều khó khăn nếu lỡ mắc phải. Cơ miệng lúc hoạt động còn tạo ra âm thanh nghe như bẻ khớp. 
- Mắc bệnh về răng: Sở dĩ người ta cảnh báo căn bệnh này và cho rằng chúng sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng là bởi vì thói quen này sẽ khiến độ chắc của răng bị giảm, răng yếu đi từ đó dễ mắc hơn các vấn đề về răng miệng. Bởi lớp men răng mất đi, răng không còn được bảo vệ như trước sẽ ngả vàng, đau buốt, có nguy cơ lung lay dù bạn vẫn còn rất trẻ. 
Hậu quả nghiến răng ken két khi ngủ: Rụng răng, biến dạng khớp hàm
Khi lớp men răng mất đi do nghiến răng quá nhiều, răng sẽ có thể gặp tình trạng ngả vàng (Ảnh: thehealthsite)
- Mắc bệnh về thần kinh: Một trong những bộ phận tập trung dây thần kinh nhiều nhất chính là miệng. Vì thế, nếu nghiến răng trong một thời gian dài, các dây thần kinh sẽ bị tác động và bị xung lệch.

Phương pháp hạn chế việc nghiến răng khi ngủ
Để giảm thiểu tình trạng nghiến răng khi ngủ, bạn hãy hạn chế những thực phẩm không lành mạnh, ảnh hưởng giấc ngủ bao gồm thức uống có chứa caffeine và cồn. Nếu thực hiện đúng, sớm thôi bạn sẽ có chất lượng giấc ngủ cực tốt, sâu giấc hơn. Chế độ dinh dưỡng bạn cần áp dụng là bổ xung thêm canxi, magie vào bữa ăn. Hai chất này nếu thiếu cũng dẫn đến tình trạng nghiến răng khi ngủ. Trước khi ngủ bạn có thể uống thêm một tách trà hoa cúc để tinh thần thoải mái, dễ đi vào giấc ngủ hơn. 
Hậu quả nghiến răng ken két khi ngủ: Rụng răng, biến dạng khớp hàm
Một tách trà hoa cúc giúp tinh thần thoải mái sẽ cải thiện vấn đề nghiến răng khi ngủ (Ảnh: lokmat)
Ngoài ra, có thể kết hợp một số bài tập như thiền, yoga,... Điều này giúp tinh thần bạn thoải mái, tình trạng căng thẳng cũng giảm ngay tức khắc. Trước khi ngủ, hãy thư giãn thêm bằng cách thực hiện một số bài xoa bóp vai, cổ, mặt… Đồng thời, những thói quen xấu như cắn bút hoặc các vật dụng khác cũng nên từ bỏ bởi việc ấy sẽ tạo thói quen khó kiểm soát và nghiến răng khi ngủ.
Có thể nói, nghiến răng khi ngủ không phải là một điều gì quá kinh khủng như những căn bệnh khác. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài, chúng sẽ thực sự ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của bạn. Để cải thiện cũng không phải là điều gì quá khó khăn, vì thế hãy tự thay đổi thói quen hằng ngày. Nếu như tình trạng của bạn đã tiến triển ở mức nặng hơn, bạn nên đi khám bác sĩ để có những liệu pháp mạnh giúp ngăn chặn kịp thời triệu chứng. Hãy chia sẻ thông tin hữu ích này đến bạn bè, gia đình và người thân bạn nhé!